I. GIỚI THIỆU CHUNG
Phòng Thanh tra Trường Đại học Đà Lạt – tiền thân là Ban Thanh tra giáo dục được thành lập theo Quyết định số 554/2003/ĐHĐL/TC-HC ngày 14 tháng 01 năm 2010 của Hiệu trưởng Trường Đại học Đà Lạt.
Ngày 02 tháng 10 năm 2013 Hiệu trưởng Trường Đại học Đà Lạt ký quyết định số 34/QĐ-ĐHĐL-TCCB đổi tên Ban Thanh tra giáo dục thành Phòng Thanh tra trực thuộc Đại học Đà Lạt.
Hoạt động của Phòng Thanh tra đặt dưới sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của Hiệu trưởng nhà trường.
II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ
1. Chức năng:
– Giúp Hiệu trưởng thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thường xuyên hoạt động của Trường nhằm bảo đảm tính kỉ cương, kỉ luật của Nhà trường;
– Tham mưu giúp Hiệu trưởng thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động giáo dục đào tạo trong phạm vi quản lý của Hiệu trưởng nhằm bảo đảm việc thi hành pháp luật, việc thực hiện nhiệm vụ của trường, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực giáo dục đào tạo.
– Hoạt động thanh tra giáo dục hướng tới việc chủ động phòng ngừa, phát hiện và kiến nghị xử lý các hánh vi vi phạm trong giáo dục đào tạo, góp phần điều chỉnh, bổ sung các giải pháp quản lý của các đơn vị trong nhà trường nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và tổ chức thực hiện của các phòng, khoa trong trường.
– Hoạt động thanh tra giáo dục tuân theo pháp luật, quy chế, đảm bảo tính chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ và kịp thời, đúng nội dung, đối tượng trong quyết định thanh tra, không làm cản trở đến hoạt động bình thường của đơn vị, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.
2. Nhiệm vụ:
– Xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm trình Hiệu trưởng phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch đó theo quy định của pháp luật.
– Tổ chức xây dựng các văn bản quản lý liên quan đến công tác thanh tra của Nhà trường.
– Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, quy chế đào tạo, quy chế thi, kiểm tra cấp văn bằng, chứng chỉ; thực hiện các quy định về giáo trình, bài giảng và các điều kiện cần thiết khác đảm bảo chất lượng đào tạo ở tất cả các loại hình đào tạo của nhà trường.
– Thanh tra việc thực hiện pháp luật, nhiệm vụ được giao đối với tổ chức, đơn vị va cá nhân thuộc quyền quản lý của Hiệu trưởng.
– Giúp Hiệu trưởng thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục, kiến nghị biện pháp xử lý.
– Làm đầu mối giúp Hiệu trưởng phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan về công tác thanh tra.
– Báo cáo, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn về công tác thanh tra, kiến nghị các biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật về giáo dục; kiến nghị việc sửa đổi, bổ sung các chính sách và quy định của Nhà nước về giáo dục.
– Thường trực tiếp công dân và phối hợp với các đơn vị liên quan chuẩn bị các nội dung, tài liệu và các điều kiện khác phục vụ công tác tiếp công dân theo đúng quy định.
– Thẩm tra, xác minh, kiến nghị với Hiệu trưởng về các nội dung liên quan đến việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Hiệu trưởng.
– Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.